Danh sách cầu thủ bán độ bóng đá việt nam
Danh sách các vụ án bán độ của bóng đá Việt Nam là danh sách những vụ tiêu cực, cá cược của các cầu thủ, trọng tài hay các thành viên có liên quan đến hoạt động bóng đá tại Việt Nam. Sẽ được chúng tôi cập nhật tại hb88 mời các bạn theo dõi nhé.
1. Lã Xuân Thắng đá phản lưới nhà năm 1997
Lã Xuân Thắng tại Giải bóng đá vô địch quốc gia 1997. Trong trận đấu Công an Hà Nội thắng An Giang 4-3 ở mùa giải 1997-1998, trung vệ Lã Xuân Thắng từ gần giữa sân bất ngờ quay lại tung chân đá bóng vào khung thành đội nhà ở phút 90, khi thủ môn Đỗ Thành Tôn đã dâng cao. Lã Xuân Thắng đã thừa nhận mình có “vấn đề” về tư tưởng và khẳng định: “Tôi làm tôi chịu, nhưng tôi làm có phải chỉ vì mình tôi đâu”.
2. Quốc Vượng và đồng đội bán độ tại SEA Games 2005
Quốc Vượng là tiền vệ của đội tuyển U23 Việt Nam đứng ra giao dịch với trùm cá độ và rủ 6 cầu thủ khác cùng dàn xếp để chỉ thắng với tỷ số 1-0 trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar tại SEA Games 2005.
Khi nhận được số tiền trả cho hành vi bán độ 490 triệu đồng, Quốc Vượng đã chia cho Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu mỗi người 20 triệu. Quốc Anh cũng cầm 20 triệu dùm Châu Lê Phước Vĩnh. Văn Trương và Hải Lâm do hối hận về hành vi của mình nên không nhận tiền từ Vượng.
3. Trọng tài nhận tiền làm sai kết quả trận đấu
Trọng tài Lương Trung Việt đã nhúng tay vào các phi vụ dàn xếp trận đấu của câu lạc bộ Ngân Hàng Đông Á – Thép Pomina (NHĐA-TP). Lãnh đạo một số đội bóng như Nguyễn Tiến Huy, Vũ Tiến Thành (NHĐA-TP), Lê Văn Cường (Tôn Hoa Sen – Cần Thơ) đã nhờ Việt quan hệ với các trọng tài và đề nghị họ điều khiển trận đấu theo hướng có lợi cho đội bóng của mình.
Giải bóng đá vô địch quốc gia 2004, Nguyễn Tiến Huy, nguyên giám đốc điều hành câu lạc bộ NHĐA-TP, đã đề nghị lo giúp cho đội bóng này khoảng 5-6 trận có lợi và tiền thưởng mỗi trận từ 30-50 triệu đồng.
Các trọng tài đã tham gia phi vụ cùng Việt là Phạm Hữu Lộc (nhận 15 triệu đồng), Trương Thế Toàn (12 triệu đồng), Hoàng Thế Dũng (35 triệu đồng) và Lê Văn Tú (15 triệu đồng). Ngoài ra, đối với các trọng tài khác tham gia điều khiển trận đấu, Việt cũng “bồi dưỡng” cho họ một khoản nhỏ trong phần tiền nhận được từ Nguyễn Tiến Huy.
4. Vụ án Sơn Cao – Trương Văn Dưỡng
Bắt nguồn từ việc cầu thủ Trương Văn Dưỡng của đội Hải Quan bị “xã hội đen” đe dọa, đòi cắt gân chân vì “lật kèo”.
Tại Giải vô địch bóng đá các đội mạnh quốc gia năm 1997, Trần Phi Sơn (Sơn cao) cùng Trần Minh Trung đã móc nối với hai cầu thủ đội Hải Quan là Trương Văn Dưỡng và Nguyễn Phúc Nguyên Chương để dàn xếp trước tỷ số của một số trận đấu. Trương Văn Dưỡng bị kết tội và nhận án tù một năm. Tuyển thủ quốc gia Nguyên Chương bị phạt 10 tháng tù treo và 2 năm thử thách vì tội đánh bạc.
5. Bán độ trước SEA Games 2003
Trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho SEA Games 22, đội trưởng U23 Việt Nam Vũ Như Thành bị chính HLV Riedl đưa vào “sổ đen” với nghi ngờ bán độ trong trận khai sân Mỹ Đình: thua Thân Hoa Thượng Hải 1-2. Cầu thủ này cũng dính vào nghi vấn bán độ tại Cup JVC mà anh mang băng đội trưởng.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam vẫn đưa ra án phạt nặng treo giò 5 năm để răn đe. Thụ án được một năm thì Như Thành được giảm án từ 5 năm xuống 2 năm rưỡi. Bản án của Vũ Như Thành vẫn được coi là nhiều hành động “thí tốt” để ổn định đội tuyển trước thềm SEA Games 2003.
6. Bán độ của đội Vissai Ninh Bình
Trong trận thắng 3-2 trước Kelantan tại vòng bảng AFC Cup trên đất Malaysia ngày 18/3/2017, 13 cầu thủ đá chính và dự bị của Vissai Ninh Bình thừa nhận đã nhận 800 triệu đồng để “làm độ” trong trận đấu này.
Mỗi cầu thủ của đội bóng Cố đô nhận từ 75-80 triệu đồng. Đã được đưa ra xét xử, với mức án cao nhất dành cho cầu thủ chủ mưu Nguyễn Mạnh Dũng là 3 năm tù. Các cầu thủ còn lại đều được nhận án treo.
7. Nghi án bán độ tại Tiger Cup 1996
Tiger Cup 1996, ở trận gặp Campuchia và Lào, huấn luyện viên Karl-Heinz Weigang đẫ chỉ mặt cầu thủ của mình nói rằng: “Các anh bán trận này bao nhiêu tiền?”. HLV Weigang đã đòi đuổi một nhóm cầu thủ có “vấn đề” về nước; cụ thể trong 5 cầu thủ họ Nguyễn dính nghi án “làm độ” trận hòa Lào Tiger 1996, Weigang đòi đuổi Hữu Thắng sau khi cầu thủ này nhận thẻ đỏ trực tiếp vì tình huống vào bóng với cầu thủ đội bạn.
Sau đó sự việc đã được giàn xếp êm thấm và câu chuyện bị đưa vào quên lãng sau khi đội tuyển Việt Nam đoạt huy chương đồng. Khi về nước, ông đã phải nói lời chia tay với đội tuyển Việt Nam.